♥ShinRan FC♥
Hi^^
Welcome to ShinRan fc!Làm khách tham quan là thiệt thòi lắm đấy nhé ^^ Hãy đăng kí/đăng nhập để khai thác tài nguyên nha ^^
♥ShinRan FC♥
Hi^^
Welcome to ShinRan fc!Làm khách tham quan là thiệt thòi lắm đấy nhé ^^ Hãy đăng kí/đăng nhập để khai thác tài nguyên nha ^^
♥ShinRan FC♥
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

♥ShinRan FC♥

ShinRan Fan Club
 
Trang Chính  Tìm kiếm  Latest images    Đăng ký  Đăng Nhập  
Bài gửi sau cùng
Bài gửiNgười gửiThời gian
Nhà spam số 2 Sun Jun 17, 2012 9:41 pm
Cầu vồng tình yêu Mon May 28, 2012 11:30 am
[Event]Vui cùng Văn Hóa Nhật Bản Fri May 25, 2012 11:31 am
DC fan art by Sóc Nâu (HPBD to our Ran Angel <3) Thu May 24, 2012 7:54 pm
Niềm đam mê của con nhóc tinh nghịch Thu May 24, 2012 8:35 am
Tình yêu ShinRan Wed May 23, 2012 10:52 pm
[Chú ý]Tái hoạt động Shinichi FC - Tổng kết tài khoản thành viên ShinRan FC Wed May 23, 2012 2:56 pm
[Thông báo]Các vấn đề cần làm TRƯỚC khi ShinRan FC đóng cửa Tue May 22, 2012 8:47 pm
Goodbye ShinRan FC - Goodbye forum Tue May 22, 2012 8:37 pm
[Spam] Làng Spam K - pop Tue May 22, 2012 4:55 pm
Menu

[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Sun Mar 04, 2012 2:22 pm
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Ttt01110 [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Tt03-310
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_06
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_01[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_02_news[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_03
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_04_newMiu Miu[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_06_news
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_07[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_08_news[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_09
Miu Miu~*Super Moderator*~
~*Super Moderator*~
Chinese zodiac : Dragon
Join date Join date : 01/04/2011
Age Age : 24
Hobbies Hobbies : ^^!
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Vide
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Tt07-610 [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Tt09-410

Bài gửiTiêu đề: [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3

[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Ttt01110 [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Tt03-310
Hehe, Miu Miu đã trở lại làm "chủ xị" cuộc thi tìm hiểu kì này đây ^^
Chậc, Miu biết là cũng sắp KT giữa học kì 2 nên mọi người cũng sắp bận ghê lắm, nhưng cố gắng đi....nha....nha ^^ Miu cũng dễ tính lắm, nên sẽ chẳng ra đề bài quá khó đâu mọi người ạ ^^ cùng tham gia ủng hộ nhé [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 21014127 [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 21014127 [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 21014127

Đề bài kì 3 đây: Hãy nêu những hiểu biết của bạn về một trong 3 môn võ sau: Kendo, Karatedo và Aikido
Phần thưởng: [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Th_42

Nhớ dán code này trước bài gửi nhé:

Code:
Nick 4rum:
Tham dự Cuộc thi tìm hiểu kì số:
Bài dự thi của tớ:

Ban giám khảo kì này sẽ rất là khác, chính là Miu Miu và chị Misaki_chan!!!
*chậc, kì này Rosalie nghỉ phép rồi, nên bạn nào có trót "hâm mộ" chị í vì chấm thi nhẹ thì nên tiếc đi nhé, vì chị em là Mii khó tính ra trò đấy [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 3221759278 Nhưng yên tâm, Miu thì hiền lành hơn chút đỉnh mà [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 2590413156
Thời hạn làm bài : từ 4/3/2012 đến 30/3/2012 nhé




p/s: Các bạn có thể đọc thêm thông tin về cuộc thi tìm hiểu này ở ĐÂY

Tài Sản của Miu Miu
Tài sản
Tài sản Tài sản: [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Th_1261365946[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Th_1261365289[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Th_1261134949 [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Th_valentine-43[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Th_valentine-28[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Th_valentine-16 [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Valentine-41 [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 3992b34e24e22_flip

Have a good day :)
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Tt07-610 [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Tt09-410


Mon Mar 05, 2012 7:14 pm
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Ttt01110 [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Tt03-310
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_06
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_01[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_02_news[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_03
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_04_newyumitruc[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_06_news
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_07[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_08_news[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_09
yumitruc~*Moderator*~
~*Moderator*~
Chinese zodiac : Buffalo
Join date Join date : 01/01/2012
Age Age : 26
Hobbies Hobbies : ?
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Vide
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Tt07-610 [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Tt09-410

Bài gửiTiêu đề: Re: [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3

[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Ttt01110 [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Tt03-310
Nick 4rum: yumitruc
Tham dự Cuộc thi tìm hiểu kì số: 3
Bài dự thi của tớ:

Aikido (tiếng Nhật 合気道 (Kana:あいきどう), Hiệp khí đạo) là một môn võ thuật hiện đại của Nhật Bản được Ueshiba Morihei (1883-1969) sáng tạo ra trên cơ sở các môn võ thuật cổ truyền của Nhật Bản như Nhu thuật (Jujitsu), Kiếm thuật (Kenjutsu), và Thương thuật (Sojutsu).

Aikido, đúng như sự hình dung của người sáng lập ra nó, không chỉ là sự tổng hợp của việc luyện tập võ thuật của người sáng lập, mà còn bộc lộ triết lý riêng của ông về hòa bình và hòa hợp vũ trụ. Ngày nay, Aikido tiếp tục sự phát triển của nó từ koryū (võ thuật cổ), thành những thể hiện cực kì đa dạng của các võ sư khác nhau trên toàn thế giới.[1]

Aikido được sáng lập bởi Ueshiba Morihei (植芝 盛平 Ueshiba Morihei, 14 tháng 12 1883 – 26 tháng tư 1969), cũng được các võ sinh coi là Ōsensei ("Người thày vĩ đại").[2] Ueshiba Morihei phát triển Aikido chủ yếu vào cuối những năm 1920 cho tới những năm 1930 qua sự tổng hợp các môn võ cổ mà ông đã học được.[3] Aikido phát triển chủ yếu từ Daitō-ryū aiki-jūjutsu, mà Ueshiba Morihei đã học trực tiếp với Takeda Sokaku (武田 惣角 Takeda Sōkaku, 1859–1943). Thêm vào đó, Ueshiba Morihei cũng đã học Tenjin Shin'yō-ryū với Tozawa Tokusaburō (戸沢 徳三郎, 1848–1912) ở Tokyo vào năm 1901, Gotōha Yagyū Shingan-ryū với Nakai Masakatsu (中井 正勝, fl. 1891–1908) ở Sakai từ 1903 đến 1908, và judo với Kiyoichi Takagi (高木 喜代子 Takagi Kiyoichi, 1894–1972) ở Tanabe vào năm 1911.[4]

Daitō-ryū là môn có ảnh hưởng lớn nhất đến Aikido. Cùng với các kĩ thuật ném tay không và khóa khớp, Ueshiba Morihei kết hợp luyện tập di chuyển có vũ khí, như là giáo (yari), gậy ngắn (jō), và có thể cả đoản dao (jūken). Tuy nhiên, Aikido phát triển phần lớn các cấu trúc đòn đánh từ Kiếm thuật (kenjutsu).

Ueshiba Morihei tới Hokkaidō năm 1912, và bắt đầu học dưới sự dạy dỗ của Takeda Sokaku vào năm 1915. Việc học Daitō-ryū tiếp tục cho đến năm 1937.[3] Tuy nhiên, sau thời gian đó, Ueshiba Morihei bắt đầu xa rời Takeda và môn Daitō-ryū. Vào thời điểm đó, Ueshiba Morihei dùng từ "Aiki Budō" để nói đến môn võ của ông. Không rõ chính xác khi nào Ueshiba Morihei bắt đầu sử dụng cái tên "Aikido", nhưng nó trở thành tên chính thức của môn võ vào năm 1942, khi Dai Nippon Butoku Kai được tham gia vào việc tổ chức lại và tập trung hóa các môn võ Nhật Bản của chính phủ.[1]
Onisaburo Deguchi, giáo chủ đạo Oomoto

Sau khi Ueshiba Morihei rời Hokkaidō năm 1919, ông gặp và chịu ảnh hưởng lớn từ Onisaburo Deguchi (出口 王仁三郎), giáo chủ của đạo Đại Bản Giáo (Oomoto) ở Ayabe.[5] Một trong những đặc điểm chủ yếu của đạo Oomoto là nó nhấn mạnh đến sự đạt được cõi hoàn hảo trong một đời người. Điều này tạo ảnh hưởng lớn đến triết lý của môn võ của Ueshiba Morihei về rộng mở tình yêu thương và sự cảm thông, đặc biệt đối với những ai muốn hãm hại người khác. Aikido thể hiện triết lý này trong việc nhấn mạnh rằng, nắm vững võ thuật để mà nhận đòn và chuyển hướng nó đi một cách vô hại. Trong trường hợp lý tưởng, không chỉ người nhận mà cả người tấn công cũng vô hại.[6]

Aikido lần đầu tiên được truyền bá tới phương Tây vào năm 1951 bởi Minoru Mochizuki (望月 稔 Mōchizuki Minoru, 1907–2003) trong một chuyến đi tới Pháp nơi mà ông giới thiệu các kĩ thuật Aikido tới các môn sinh Judo.[7] Theo sau ông là Tadashi Abe (阿部 正 Abe Tadashi, 1926–1984) vào năm 1952 người trở thành đại diện Aikikai Hombu chính thức, ở lại Pháp trong bảy năm. Kenji Tomiki (富木 謙治 Tomiki Kenji, 1900–1979) đi du lịch với một đoàn đại biểu các võ sư khác nhau từ mười lăm bang của Hoa Kỳ năm 1953. Sau đó trong năm ấy, Koichi Tohei (藤平 光一 Tōhei Kōichi, sinh năm 1920) được gửi bởi Aikikai Hombu tới Hawaii, trong một năm tròn, nơi ông lập lên một vài dojo. Việc này được ủng hộ bởi một vài chuyến thăm khác và được xem là sự truyền bá chính thức Aikido tới Hoa Kỳ. Vương quốc Anh theo sau vào năm 1955; Italy năm 1964; Đức và Australia năm 1965. Ngày nay có các dojo Aikido để luyện tập trên toàn thế giới.
[sửa] Luyện tập thể chất

Trong Aikido, cũng như trong tất cả các môn võ Nhật Bản khác, vừa có sự luyện tập thể chất, vừa có sự luyện tập về mặt tinh thần. Việc luyện tập thể chất trong Aikido rất phong phú, bao gồm cả luyện tập thể chất và trau dồi kinh nghiệm nói chung, cũng như các kĩ thuật đặc biệt.[8] Bởi một phần quan trọng trong việc luyện tập Aikido luôn bao gồm đòn ném đối thủ, nên điều đầu tiên môn sinh cần học là làm thế nào để ngã hoặc lăn an toàn.[9] Các kĩ thuật đánh đặc biệt bao gồm đánh và nắm; các kĩ thuật phòng thủ bao gồm ném và khóa. Sau khi học xong các kĩ thuật cơ bản, môn sinh bắt đầu phòng thủ tự do chống lại nhiều đối thủ, và trong nhiều trường hợp là các kĩ thuật chống vũ khí.
[sửa] Luyện tập thể chất nói chung
Tước vũ khí sử dụng đòn "cướp kiếm" (tachi-dori)

Mục đích luyện tập thể chất trong Aikido là điều hòa nhịp vận động, linh hoạt, và sự bền bỉ, không chú trọng đến sức lực mang vác. Trong các kĩ thuật Aikido, ấn hoặc di chuyển mở thông dụng hơn nhiều so với kéo hoặc di chuyển co lại như trong các môn võ khác, và sự khác biệt này có thể áp dụng cho các mục đích luyện tập thể chất nói chung của các học viên Aikido.

Một số hoạt động rèn luyện theo hướng nín thở, như nâng vật nặng, chú trọng đến sức mạnh co lại, trong đó các cơ bắp phải gồng lên để tăng cường độ cứng, khối lượng và sức mạnh. Các hoạt động luyện tập liên quan đến Aikido thay vào đó lại chú trọng đến việc sử dụng di chuyển toàn thân một cách hài hòa và cân bằng, gần giống với yoga hay uốn dẻo. Ví dụ, rất nhiều dojo bắt đầu lớp học bằng bài tập làm ấm (Nhật: 準備体操, junbi taisō?), có thể là kéo giãn hoặc bẻ.[10]

Luyện tập Aikido phần lớn dựa trên các bài quyền (kata), luyện tập bởi hai người với nhau hơn là luyện tập tự do. Một mẫu chung cho người nhận đòn đánh (uke) là tấn công người ném (nage, cũng gọi là tori hoặc shite dựa trên loại Aikido), người vô hiệu hóa đòn tấn công này bằng một kĩ thuật Aikido.

Cả hai nửa của kĩ thuật đó, của uke và của nage, được coi là căn bản trong việc luyện tập Aikido. Cả hai phải luyện tập các nguyên tắc Aikido về hòa hợp và thích ứng. Nage học cách hòa hợp và kiểm soát năng lượng đánh, trong khi uke học cách trở nên bình tĩnh và linh hoạt trong thế bất lợi, các vị trí mất thăng bằng mà nage gây ra. Sự "nhận" của đòn đánh được gọi là ukemi.[11] Uke liên tục tìm cách lấy lại thế cân bằng và che chỗ sơ hở (v.d. hở sườn), trong khi nage sử dụng vị trí và căn thời gian để làm uke mất thăng bằng và bị thương. Trong các bài tập cao hơn, uke thỉnh thoảng sử dụng các kĩ thuật ngược (kaeshi-waza) để lấy lại thăng bằng và khóa hoặc ném nage.

Ukemi (Nhật: 受身, Ukemi?), nghĩa là "người nhận". Ukemi giỏi phải biết làm chệch hướng đánh hoặc bẻ để tránh bị thương.[11] Khi áp dụng một đòn đánh, nhiệm vụ của nage là tránh làm thương uke bằng cách sử dụng tốc độ và lực đánh phù hợp với trình độ của uke trong ukemi.[11] Thương tích (đặc biệt đối với khớp), khi chúng xảy ra trong Aikido, thường là do nage đánh giá sai khả năng của uke khi nhận đòn ném hoặc khóa.[12][13]
[sửa] Kĩ thuật chiến đấu

Môn sinh học rất nhiều đòn đánh khác nhau để mà các kĩ thuật Aikido có thể thực hiện được. Mặc dù các đòn đánh không được luyện tập xuyên suốt như các môn võ dựa trên các đòn đánh, các đòn đánh mạnh hoặc giữ chặt cần để học cách áp dụng các kĩ thuật đánh một cách đúng đắn và hiệu quả.[14]

Rất nhiều đòn (Nhật: 打ち, uchi?) của Aikido thường được xem là tương tự đòn chém của kiếm hoặc một vật được cầm nắm khác, có thể cho thấy nguồn gốc các kĩ thuật là từ chiến đấu có vũ khí.[14] Các kĩ thuật khác có vẻ là đấm (tsuki), cũng được luyện tập như là lao vào với kiếm hoặc dao. Đá thường là dành cho các biến tướng ở trình độ cao; lý do là vì việc ngã sau một đòn đá là rất nguy hiểm, và đòn đá (đá cao nói riêng) không thông dụng trong các trận chiến thời phong kiến Nhật Bản. Một số đòn đánh cơ bản bao gồm:

* Chém trước đầu (Nhật: 正面打ち, shōmen'uchi?) một đòn chém dọc vào đầu.
* Chém cạnh đầu (Nhật: 横面打ち, yokomen'uchi?) một đòn chém chéo bằng dao vào cạnh đầu hoặc cổ.
* Đấm ngực (Nhật: 胸突き, mune-tsuki?) một cú đấm vào thân. Các mục tiêu đặc biệt bao gồm ngực, bụng, và dạ dày. Cũng giống như "đấm trung đẳng" (Nhật: 中段突き, chūdan-tsuki?), và "đấm trực tiếp" (Nhật: 直突き, choku-tsuki?).
* Đấm mặt (Nhật: 顔面突き, ganmen-tsuki?) một cú đấm vào mặt. Cũng như "đấm thượng đẳng" (Nhật: 上段突き, jōdan-tsuki?).

Người mới luyện tập thường tập các kĩ thuật từ tư thế nắm, bởi nó an toàn hơn và bởi nó dễ dàng hơn để cảm nhận dòng năng lượng và lực nắm hơn là một cú đánh. Một số tư thế nắm phát triển từ từ thế nắm khi đang cướp vũ khí; một đòn sau đó được sử dụng để thoát ra và làm bất động hoặc tấn công người cầm nắm. Một số ví dụ về các đòn nắm cơ bản:

* Nắm một tay (Nhật: 片手取り, katate-dori?) một tay nắm một cổ tay.
* Nắm hai tay (Nhật: 諸手取り, morote-dori?) hai tay nắm một cổ tay.
* Nắm hai tay (Nhật: 両手取り, ryōte-dori?) hai tay nắm hai cổ tay. Cũng giống như "Nắm hai tay vào một tay" (Nhật: 両片手取り, ryōkatate-dori?).
* Nắm vai (Nhật: 肩取り, kata-dori?) tư thế nắm vai.  "Nắm hai vai" là ryōkata-dori (Nhật: 両肩取り, ryōkata-dori?)
* Nắm ngực (Nhật: 胸取り, mune-dori?) nắm phần ngực (áo). Cũng giống như "nắm cổ áo" (Nhật: 襟取り, eri-dori?).

Lược đồ đòn ikkyō, hay "Đòn số một". Yonkyō có cùng cách thức đánh, nhưng tay trên nắm cẳng tay thay vì nắm cùi trỏ.

Sau đây là một mẫu của các đòn ném và khóa cơ bản được luyện tập nhiều. Thuật ngữ có thể thay đổi tùy vào các tổ chức và loại Aikido, vì vậy những thứ sau đây là các thuật ngữ được sử dụng bởi Tổ chức Aikikai. Nhớ rằng mặc dù tền của năm đòn đầu tiên được liệt kê ra, chúng không phải lúc nào cũng được dạy theo trình tự như vậy.[15]

* Đòn thứ nhất (Nhật: 一教, ikkyō?) một đòn kiểm soát đặt một tay lên củi trỏ và một tay gần cổ tay để ấn uke xuống đất. Tư thế nắm này cũng gây ra áp lực lên dây thần kinh ở củi trỏ.
* Đòn thứ hai (Nhật: 二教, nikyō?) một đòn khóa cổ tay làm vặn tay và gây đau đớn.
* Đòn thứ ba (Nhật: 三教, sankyō?) một đòn vặn hướng xoắn lên gây đau toàn bộ tay, củi trỏ và vai.
* Đòn thứ tư (Nhật: 四教, yonkyō?) kiểm soát vai tương tự ikkyō, nhưng với cả hai tay giữ cẳng tay.
* Đòn thứ năm (Nhật: 五教, gokyō?) một biến thể của ikkyō trong đó tay nắm cổ tay là ngược lại. Thông dụng trong tantō và các đòn tước vũ khí khác.
* Ném bốn hướng (Nhật: 四方投げ, shihōnage?) Tay bị gập lại ra sau vai, khóa khớp vai.
* Trả cẳng tay (Nhật: 小手返し, kotegaeshi?) một đòn khóa cổ tay-ném kéo giãn gân.
* Ném thở (Nhật: 呼吸投げ, kokyūnage?) một thuật ngữ dùng cho rất nhiều loại "ném căn thời gian".
* Ném tiến vào (Nhật: 入身投げ, iriminage?) đòn ném mà trong đó nage di chuyển vào nơi uke đứng.
* Ném Thiên-Địa (Nhật: 天地投げ, tenchinage?) bắt đầu bằng ryōte-dori; tiến lên, nage luồn một tay xuống thấp ("Địa") và một tay cao ("Thiên"), làm uke mất thăng bằng để mà đối thủ bị ngã.
* Ném hông (Nhật: 腰投げ, koshinage?) phiên bản Aikido của đòn ném hông. Nage hạ thấp hông hơn uke, sau đó bẩy uke lên.
* Ném thập tự (Nhật: 十字投げ, jūjinage?) một đòn ném mà khóa tay lại với nhau. (nage là ném: 投げ) (jūji là thập tự: 十字)
* Ném xoay (Nhật: 回転投げ, kaitennage?) nage luồn tay ra sau cho tới khi khóa được khớp vai, sau đó ấn lên phía trước để ném.

Luyện tập vũ khí trong Aikido theo truyền thống bao gồm gậy ngắn (jō), kiếm gỗ (bokken), và dao (tantō). Ngày nay, một vài trường cũng đã kết hợp các kĩ thuật cướp súng. Cả cướp vũ khí và giữ vũ khí thỉnh thoảng cũng được dạy, để hoàn chỉnh khía cạnh vũ trang và phi vũ trang, mặc dù một số trường Aikido không hề luyện tập với vũ khí. Những trường khác, như Aikido Iwama của Morihiro Saito (斉藤 守弘 Saitō Morihiro, 1928–2002), thường luyện tập phần lớn thời gian với bokken và jō, dùng các tên aiki-ken, và aiki-jō, tương ứng. Người sáng lập đã phát triển rất phần lớn Aikido tay không từ các cách di chuyển của kiếm và gậy, vì vậy việc luyện tập các bước di chuyển này thường dành cho mục đích cảm nhận về nguồn gốc của đòn đánh và bước di chuyển.[16]
[sửa] Thực hiện
Lược đồ cách thực hiện đòn ikkyō ở dạng omote và ura.

Aikido dùng thân pháp (tai sabaki) để đối phó uke. Ví dụ, một đòn "bước vào" (Nhật: 入身, irimi?) bao gồm di chuyển tiến vào phía trong của uke, trong khi một đòn "xoay" (Nhật: 転換, tenkan?) sử dụng chuyển động tròn.[17] Thêm vào đó, một đòn "phía trong" (Nhật: 内, uchi?) được thực hiện ở phía trước uke, trong khi một đòn "phía ngoài" (Nhật: 外, soto?) được thực hiện ở ở bên cạnh uke; một đòn "phía trước" (Nhật: 表, omote?) được thực hiện cùng với sự di chuyển vào phía trước uke, và một phiên bản "phía sau" (Nhật: 裏, ura?) được thực hiện cùng với sự di chuyển vào phía sau uke, thường là bằng sự kết hợp chuyển động xoay vòng. Cuối cùng, phần lớn các đòn có thể được thực hiện ở tư thế ngồi (seiza). Các đòn ở tư thế ngồi gọi là suwari-waza.[18]

Do đó, chỉ từ ít hơn hai chục đòn cơ bản, có đến hàng nghìn cách thực hiện khác nhau. Ví dụ, ikkyō có thể được thực hiện đối với đối thủ đang tiến đánh (có thể với loại di chuyển ura để chuyển hướng lực tới), hoặc với một đối thủ đã bị đánh rồi và đang quay lại để giữ khoảng cách (có thể một phiên bản omote-waza).

Atemi (当て身) là các miếng đánh được sử dụng trong các đòn Aikido. Một số người coi atemi là các đòn đánh vào các huyệt đạo. Ví dụ, Gōzō Shioda (塩田 剛三 Shioda Gōzō, 1915–1994) đã mô tả việc sử dụng atemi trong một trận hỗn chiến để nhanh chóng hạ gục lưu manh đường phố.[19] Một số khác coi atemi, đặc biệt là vào mặt, là các phương pháp làm mất tập trung đối phương để thực hiện các đòn khác.

Võ phục chuẩn dùng trong môn võ Aikido là hakama. Nhưng còn tùy võ đường mà người ta bắt buộc mặc hakama hay cho mặc hakama khi lên huyền đai. Đai chuẩn trong Aikido bắt đầu từ màu trắng, là sơ đẳng. Khi trình độ cao, đai sẽ khác. Từ trắng sẽ thành vàng rồi thành đai cam và thành đai đỏ sau đó là đai xanh rồi thành nâu cuối cùng thành dai đen

Thảm tatami dùng trong luyện tập:
Ở Việt Nam Aikido đôi khi còn được gọi là Hiệp khí đạo, theo nghĩa Hiệp là hòa hợp, Khí là thể của chất, Đạo là con đường, là phương pháp đưa ta tới mục tiêu tối thượng. Aikido được hai ông Đặng Thông Trị và Đặng Thông Phong chính thức truyền bá vào Việt Nam từ năm 1958 [1]. Ông Đặng Thông Phong từng trực tiếp thụ giáo Ueshiba Morihei và được Ueshiba trao ủy nhiệm thư, chính thức ủy quyền cho ông thành lập Tổng cuộc Aikido Tenshinkai để phát triển Aikido tại Việt Nam.[2]

Đến những năm đầu 90, sau hơn 40 năm giới thiệu vào Việt Nam, Aikido chỉ tồn tại ở thành phố HCM. Nỗ lực phát triển Aikido ở các tỉnh khá rời rạc do điều kiện kinh tế, xã hội và giao lưu trao đổi giữa các tỉnh với các võ đường Aikido ở thành phố Hồ Chí Minh.

Trong thời gian từ 1980-1990s, mặc dù không có sự giúp đỡ của Aikido thành phố Hồ Chí Minh, AIKIDO đã có mặt ở nhiều địa phương khác như Huế, Đà Nẵng, Bình Dương, Quảng Trị, Lâm Đồng và một số nơi khác với sự nỗ lực của các võ sư Lê Viết Đắc, Nguyễn Ngọc Thanh, Hoàng Ngọc Hùng, Cao Quảng Loan, Nguyễn Thiện Hữu. Các vị võ sư này đã dày công đào tạo nên các thế hệ võ sư đương đại đang duy trì và phát triển Aikido ở các địa phương.

Gần đây từ năm 2000, Aikido đã được giới thiệu ra Hà Nội, khời đầu với sự hướng dẫn của Võ sư Horizoe Katsumi, 7 Đẳng Aikikai và Philip Châu (một Việt Kiều Pháp) là chuyên gia của Bộ Nông nghiệp, với sự giúp đỡ của các võ sư ở Huế. Hiện tại các CLB này tiếp tục phát triển khá mạnh mẽ.

Mãi đến 2002, sau hơn 40 năm giới thiệu vào Việt Nam, với sự khởi xướng của Aikido Huế, lần đầu tiên Aikido Việt Nam có sự hội ngộ từ 3 miền, đánh mốc lịch sử về sự hiện diện ở khắp 3 miền. Trước mốc lịch sử này, Aikido tồn tại thực sự chỉ ở ngang tầm thành phố, quận huyện, chủ yếu là ở thành phố Hồ Chí Minh. Đây là lần đầu tiên, Aikido được Ủy Ban Thể dục Thể Thao Quốc gia biết đến như một tổ chức. Các đại diện từ ba miền đã lần đầu tiên đặt vấn đề về việc hình thành một tổ chức mang tầm quốc gia.

Tuy nhiên từ năm 2002 đến nay (cuối năm 2009), quá trình vận động hình thành Hội Aikido Việt Nam vẫn chưa hình thành.

vầy dc ko mọi người?
Tài Sản của yumitruc
Have a good day :)
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Tt07-610 [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Tt09-410


Wed Mar 21, 2012 3:48 pm
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Ttt01110 [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Tt03-310
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_06
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_01[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_02_news[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_03
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_04_newsamiko[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_06_news
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_07[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_08_news[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_09
samiko~*Thực tập sinh*~
~*Thực tập sinh*~
Chinese zodiac : Tiger
Join date Join date : 21/03/2012
Age Age : 25
Hobbies Hobbies : ...
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Vide
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Tt07-610 [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Tt09-410

Bài gửiTiêu đề: Re: [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3

[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Ttt01110 [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Tt03-310
Nick 4rum:samiko
Tham dự Cuộc thi tìm hiểu kì số:3
Bài dự thi của tớ:
Karate hay Karate-Do là một môn võ thuật truyền thống của vùng Okinawa (Nhật Bản). Karate có tiếng là nghệ thuật chiến đấu với các đòn đặc trưng như đấm, đá, cú đánh cùi chỏ, đầu gối và các kỹ thuật đánh bằng bàn tay mở. Trong Karate còn có các kỹ thuật đấm móc, các kỹ thuật đấm đá liên hoàn, các đòn khóa, chặn, né, quật ngã và những miếng đánh vào chỗ hiểm. Để tăng sức cho các động tác tấn đỡ, Karate sử dụng kỹ thuật xoay hông hay kỹ thuật kime, để tập trung lực năng lượng toàn cơ thể vào thời điểm tác động của cú đánh.
XUẤT XỨ TÊN GỌI
Trước đây, khi mới chỉ giới hạn ở Okinawa, môn võ này được gọi là Totei theo ngôn ngữ ở đây, và được viết là 唐手 (tangsho, Đường thủ, tức các môn võ thuật có gốc từ Trung Hoa). Vào thời kỳ Minh Trị, môn võ này bắt đầu được truyền vào lãnh thổ chính của Nhật Bản, thì chữ 唐手 được phát âm theo tiếng Nhật là Karate và giữ nguyên cách viết này. Tuy nhiên, do 唐手 thường bị hiểu không đúng là "võ Tàu", cộng thêm việc môn võ này thường chỉ dùng tay không để chiến đấu, nên người Nhật bắt đầu từ thay thế chữ 唐 bằng một chữ khác có cùng cách phát âm và mang nghĩa "KHÔNG", đó là 空. Tên gọi Karate và cách viết 空手 bắt đầu như vậy từ thập niên 1960. Giống như nhiều môn khác ở Nhật Bản (Trà đạo, Thư đạo, Cung đạo, Kiếm đạo, Côn đạo, Hoa đạo ...), karate được gắn thêm vĩ tố "Đạo", phát âm trong tiếng Nhật là "DO" (viết là 道). Vì thế, có tên Karate-Do.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Những nghiên cứu gần đây cho thấy Karate được phát triển trên cơ sở tổng hợp các các phương thức chiến đấu của người Ryukyu với các môn võ thuật ở phía Nam Trung Quốc nhằm chống lại ách đô hộ hà khắc mà giới cai trị Nhật Bản áp đặt lên dân bản xứ bấy giờ. Tuy nhiên, xuất xứ chính xác của môn võ này còn chưa được xác định, bởi không tìm được thư tịch cổ nào của Vương quốc Lưu Cầu xưa ghi chép về môn võ này. Người ta chỉ có thể đưa ra được những giả thiết về nguồn gốc của Karate.
Xuất phát từ các điệu múa vùng nông thôn Lưu Cầu, một môn võ (người Ryukyu gọi là dei và viết bằng chữ Hán 手) hình thành và phát triển thành Todei (唐手). Đây là giả thiết do Asato Anko đưa ra.
Do tập đoàn người Hoa từ Phúc Kiến di cư sang Okinawa và định cư tại thôn Kuninda ở Naha và truyền các môn võ thuật Trung Quốc tới đây. Vì thế mà có tên gọi là tote (唐手) với chữ to (唐 - Đường) chỉ Trung Quốc, còn t (手 - Thủ) nghĩa là "võ".
Theo con đường thương mại tới Okinawa. Vương quốc Lưu Cầu xưa có quan hệ thương mại rộng rãi với Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á. Các môn võ thuật có thể từ các miền đất này theo các thuyền buôn và truyền tới Okinawa.
Bắt nguồn từ môn vật của Okinawa có tên là shima.
PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP
Việc tập luyện Karate hiện đại được chia làm ba phần chính: kỹ thuật cơ bản ("Kihon" theo tiếng Nhật), Quyền ("Kata") và tập luyện giao đấu ("Kumite")
Kỹ thuật cơ bản (Kihon) (基本) được tập luyện từ các kỹ thuật cơ bản (kỹ thuật đấm, động tác chân, các thế tấn) của môn võ. Đây là thể hiện "mặt chung" của môn võ mà phần lớn mọi người thừa nhận, ví dụ những bước thực hành đòn đấm.
Kata (型) nghĩa là "bài quyền" hay "khuôn mẫu" "bài hình", tuy nhiên nó không phải là các động tác múa. Các bài kata chính là các bài mẫu vận động và chiêu thức thể hiện các nguyên lý chiến đấu trong thực tế. Kata có thể là chuỗi các hành động cố định hoặc di chuyển nhằm vào các kiểu tấn công và phòng thủ khác nhau. Mục đích của kata là hệ thống hóa lại các đòn thế cho dễ nhớ dễ thuộc và những bài kata đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp tùy theo trình độ của môn sinh.
CÁC LƯU PHÁI KARATE

Karate có nhiều lưu phái. Giữa các lưu phái có sự khác nhau ít nhiều về bài quyền, phương pháp huấn luyện, quy cách thi đấu. Trước hết, Karate chia thành Karate truyền thống và Full Contact Karate.
KARATE TRUYỀN THỐNG
Karate truyền thống theo nghĩa hẹp gồm các lưu phái tuân theo quy tắc sundome (寸止め). Quy tắc sundome tức là chấp hành cách đánh khi thi đấu phải giữ cự ly nhất định của đòn đánh vào đối phương hoặc giữ sức mạnh đòn đánh ở mức độ nhất định. Karate truyền thống theo nghĩa rộng chỉ tất cả các lưu phái, tổ chức tham gia Liên minh Karatedo Toàn Nhật Bản (trong nước Nhật) và Liên minh Karatedo Thế giới (quốc tế).
Karate truyền thống có một số đặc trưng sau:
Coi trọng lễ tiết, triết học
Các bài quyền (kata) theo lối cổ điển
Phương pháp luyện tập sử dụng nhiều phương pháp từ xưa để lại
Ít tổ chức thi đấu
Sử dụng chế độ phong đẳng cấp dựa vào số lượng bài quyền và động tác cơ bản luyện tập được. Thời gian phong đẳng cấp khác nhau giữa các lưu phái, song nhìn chung đều lâu.
Karate truyền thống gồm các nhóm lưu phái sau:
Karate cổ truyền: Đây là các lưu phái karate không bị thể thao hóa hay hình thức hóa. Các lưu phái này coi trọng các kỹ thuật chiến đấu và luyện tập như nguồn gốc ở Okinawa. Đó là các hệ phái Kojou-ryū (hoặc Kogusuku-ryū theo phương ngôn Okinawa), Honbu-ryū, Shintō-ryū, v.v…
Karate truyền thống theo nghĩa hẹp gồm các lưu phái đi theo dòng Karate thể thao hóa nhưng áp dụng quy tắc sundome, bao gồm bốn hệ pháichính là Gōjyu-ryū, Shōtōkan-ryū, Wadō-ryū, Shitō-ryū
Karate Okinawa: Các lưu phái Karate có cơ sở chính ở Okinawa như Okinawa Gōjyu-ryū, Shōrin-ryū (Tiểu Lâm Lưu), Shōrin-ryū (Thiếu Lâm Lưu), Shōrinji-ryū (Thiếu Lâm Tự Lưu), Gensei-ryū, Hojo-ryū, Isshin-ryū, Makiwara, Ryu-te, Ryuei-ryū, Shuri-ryū, Shōei-ryū, v.v…
FULL CONTACT KARATE
Full Contact Karate (romaji: Furu Kontakuto Karate) lại áp dụng quy tắc sử dụng đòn đánh trực tiếp vào đối phương khi thi đấu không hạn chế cường độ. Khi thi đấu có thể sử dụng hoặc không sử dụng các dụng cụ bảo vệ như mũ, áo giáp, v.v… Tuy được phân biệt với Karate truyền thống ở chỗ sử dụng quy tắc trên, song chính quy tắc đánh trực tiếp vào người đối phương không hạn chế cường độ mới là quy tắc của Karate nguyên thủy ở Okinawa. Chính vì thế, lưu phái lớn nhất trong Full Contact Karate lấy tên là Kyokushin Karate (極真カラテ hay Cực chân Karate, Karate chính cống). Full Contact Karate phổ biến ở nước ngoài nhất là Mỹ hơn là ở Nhật Bản.
Thi nâng đẳng nâng đai trong Full Contact Karate ngoài dựa vào biểu diễn các bài kata còn dựa vào kết quả đấu kumite giữa những người cùng đăng ký thi lên đẳng.
Các HỆ phái Full Contact Karate chủ yếu là:
Kyokushin Karate (bao gồm các phân phái nhỏ là Kyokushin Kaikan ở Nhật Bản, The World Oyama Karate Organization ở Mỹ, WKO Shinkyokushinkai, Seido Kaikan ở Nhật, Ashihara Kaikan với ảnh hưởng quan trọng tới huấn luyện võ thuật của quân đội và cảnh sát ở Nhật, v.v…). Ở phương Tây, Kyokushin Karate còn được gọi là Knock-down Karate. Các phái này cho đánh trực tiếp vào người đối phương khi thi đấu, nhưng không được đánh vào đầu.
Các lưu phái cho phép đánh cả vào đầu đối phương khi thi đấu bao gồm Shinkarate, Daido Juku Kudo, Zendokai, v.v…
Ngoài ra còn có một số môn phái Karate ở Mỹ trong đó Karate Chuyên nghiệp Toàn Mỹ mà thực chất là Karate kết hợp với các môn boxing, kickboxing nên có khi gọi là Karate tổng hợp.
ĐẲNG CẤP,MÀU ĐAI VÀ DANH HIỆU
Chế độ đẳng cấp và màu đai của Karate là học từ Judo và bắt đầu thi hành từ năm 1924.
Ban đầu chỉ có đai đen (huyền đai) và đai trắng. Đai đen dành cho những người đã có quá trình luyện tập, còn đai trắng dành cho người mới bắt đầu. Giữa đai trắng và đai đen có từ 1 đến 3 đai nữa tùy theo từng lưu phái. Hay dùng nhất là đai màu xanh lá cây (màu trà Nhật). Ngoài ra tùy lưu phái có thể có đai vàng, đai đỏ, đai nâu, v.v… Trong đai đen lại có khoảng 10 đẳng, thấp nhất là nhất đẳng (nhất đẳng huyền đai). Những người đạt đến trình độ ngũ đẳng huyền đai đến lục đẳng huyền đai được gọi là renshi (錬士) ngũ đẳng và renshi lục đẳng, từ thất đẳng huyền đai đến bát đẳng huyền đai được gọi là kyoshi (教士) hoặc tatsushi (達士), từ cửu đẳng huyền đai trở lên gọi là hanshi (範士). Cũng có lưu phái không sử dụng các danh hiệu này.
TRANG PHỤC

[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 250px-Kyan_Chotoku2


Ảnh các võ sĩ Karate ngày xưa cởi trần biểu diễn và thi đấu.
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 250px-Kata1

Trang phục của một võ sĩ Karate ngày này.
Nguyên thủy, người luyện tập và đấu Karate cởi trần. mặc quần dài hoặc quần cộc. Ngày nay, người luyện tập Karate mặc áo màu trắng là học theo áo của môn Judo. Karate truyền thống thường mặc áo mà tay áo dài đến cổ tay, ống quần cũng dài đến cổ chân. Trong khi đó, Full Contact Karate mặc áo quần có ống tay áo và ống quần ngắn hơn.
THAY ĐỔI TRONG PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN
Khác với các môn võ khác của Nhật Bản được truyền thụ bằng tài liệu, Karate vốn được truyền thụ bằng miệng (khẩu truyền) và biểu diễn mẫu. Tuy nhiên, từ thời kỳ Taisho các cao thủ Karate ở Okinawa thành lập Câu lạc bộ Đường thủ Karate để cùng nhau nghiên cứu, trao đổi về Karate, thì bắt đầu xuất hiện các tài liệu hướng dẫn tập luyện Karate.
CÁC ĐIỀU LUẬT LỆ

Theo tiếng Nhật gọi là Dojo kun, là một bộ các điều được đưa ra để các võ sinh Karate tuân theo. Những điều lệ này được áp dụng trong dojo hay còn gọi là phòng tập và trong cả cuộc sống đời thường.
NĂM ĐIỀU HUẤN THỊ CỦA VÕ SƯ FUNAKOSHI
Võ sư Funakoshi Gichin (tiếng Nhật: 船越 義珍) (1868-1957) đưa ra năm điều huấn thị đối với người luyện Karate chi phái Shotokan để rèn luyện đạo đức.
Nỗ lực hoàn thiện nhân cách, tiếng Nhật: ―、人格完成に努ろこと, phiên âm: Hitotsu, jinkaku kansei ni tsutomuru koto.
Luôn luôn chân thành, tiếng Nhật: ―、誠の道を守ること, phiên âm: Hitotsu, makoto no michi wo mamoru koto.
Nuôi dưỡng tinh thần nỗ lực, tiếng Nhật: ―、努力の精神を養うこと, phiên âm: Hitotsu, doryoku no seishin wo yashinau koto.
Trọng lễ nghĩa, tiếng Nhật: ―、礼儀を重んずること, phiên âm: Hitotsu, reigi wo omonzuru koto.
Kiềm chế các hành vi nóng nảy, tiếng Nhật: ―、血気の勇を戒むる, phiên âm: Hitotsu, kekki no yu wo imashimuru koto.
HAI MƯƠI ĐIỀU VỀ KARATE CỦA SƯ TỔ FUNAKOSHI
1. Đừng quên Karate bắt đầu bằng Lễ, kết thúc cũng bằng Lễ.
一、空手は礼に初まり礼に終ることを忘るな.
karate wa rei ni hajimari rei ni owaru koto o wasuru na.
2. Karate không nên ra đòn trước.
二, 空手に先手無し.
karate ni sen te nashi.
3. Karate phải giữ nghĩa.
三、空手は義の補け.
karate wa gi no tasuke.
4. Trước tiên phải biết mình rồi mới đến biết người.
四、先づ自己を知れ而して他を知れ.
mazu jiko o shire shikoshite hoka o shire.
5. Kỹ thuật không bằng tâm thuật.
五、技術より心術.
gijutsu yori shinjutsu.
6. Cần để tâm thoải mái.
六、心は放たん事を要す.
kokoro wa hanatan koto o yosu.
7. Khinh suất tất gặp rắc rối.
七、禍は懈怠に生ず.
wazawai wa ketai ni shozu.
8. Đừng chỉ có lúc nào ở võ đường mới nghĩ về karate.
八、道場のみの空手と思うな.
dojo no mi no karate to omou na.
9. Rèn luyện karate cả đời không nghỉ.
九、空手の修行は一生である.
karate no shugyo wa issho dearu.
10. Biến mọi thứ thành karate, như thế sẽ nắm được sự tuyệt vời của nó.
十、凡ゆるものを空手化せ其処に妙味あり.
arayuru mono o karate kasase soko ni myomi ari.
11. Karate giống như nước nóng, nếu ngừng hâm nóng thì sẽ nguội lạnh.
十一、空手は湯の如く絶えず熱を与えざれば元の水に返る.
karate wa yu no gotoku taezu netsu o ataezareba moto no mizu ni kaeru.
12. Đừng nghĩ thắng, hãy nghĩ đừng bại.
十二、勝つ考えは持つな、負けぬ考えは必要.
katsu kangae wa motsu na, makenu kangae wa hitsuyo.
13. Chuyển hóa bản thân tùy theo đối phương.
十三、敵に因って転化せよ.
teki ni yotte tenka seyo.
14. Kết quả cuộc đấu phụ thuộc vào khả năng kiểm soát.
十四、戦は虚実の操縦如何にあり.
ikusa wa kyojitsu no soju ikan ni ari.
15. Hãy nghĩ chân tay người cũng là kiếm.
十五、人の手足を劔と思え.
hito no teashi o ken to omoe.
16. Hễ ra khỏi nhà là có cả triệu địch thủ.
十六、男子門を出づれば百万の敵あり.
danshimon o izureba hyakuman no teki ari.
17. Người mới tập có thể còn gượng gạo, nhưng về sau phải thật tự nhiên.
十七、構えは初心者に、あとは自然体.
kamae wa s oshinsha ni, ato wa shizentai
18. Phải tập kata thật chuẩn, nhưng nhớ là thực chiến sẽ khác đi.
十八、型は正しく、実戦は別もの.
kata wa tadashiku, jissen wa betsu mono.
19. Nhớ kiểm soát độ mạnh yếu của lực, độ linh hoạt của cơ thể, độ nhanh chậm của đòn thế.
十九、力の強弱、体の伸縮、技の緩急を忘るな.
chikara no kyojaku, karada no shinshuku, waza no kankyu o wasuru na.
20. Luôn chính chắn khi dụng võ.
二十、常に思念工夫せよ.
tsune ni shinen kofu seyo.
_______________________________________________________
hầy....mất nửa tiếng để tìm,post^^
hì thực ra Sami cũng lên đai nâu ùi
Tài Sản của samiko
Have a good day :)
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Tt07-610 [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Tt09-410


Sun Mar 25, 2012 4:16 pm
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Ttt01110 [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Tt03-310
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_06
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_01[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_02_news[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_03
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_04_newMiu Miu[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_06_news
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_07[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_08_news[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_09
Miu Miu~*Super Moderator*~
~*Super Moderator*~
Chinese zodiac : Dragon
Join date Join date : 01/04/2011
Age Age : 24
Hobbies Hobbies : ^^!
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Vide
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Tt07-610 [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Tt09-410

Bài gửiTiêu đề: Re: [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3

[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Ttt01110 [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Tt03-310
Còn 5 ngày nữa sẽ close cuộc thi kì 3, các bạn hãy nhanh chân đăng kí dự thi và có cơ hội trúng thưởng nhé ^^
Tài Sản của Miu Miu
Tài sản
Tài sản Tài sản: [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Th_1261365946[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Th_1261365289[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Th_1261134949 [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Th_valentine-43[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Th_valentine-28[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Th_valentine-16 [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Valentine-41 [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 3992b34e24e22_flip

Have a good day :)
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Tt07-610 [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Tt09-410


Sun Mar 25, 2012 4:24 pm
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Ttt01110 [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Tt03-310
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_06
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_01[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_02_news[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_03
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_04_newShiki Hoshiiwa[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_06_news
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_07[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_08_news[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_09
Shiki Hoshiiwa~*Thực tập sinh*~
~*Thực tập sinh*~
Chinese zodiac : Rat
Join date Join date : 17/02/2012
Age Age : 28
Hobbies Hobbies : *giấu nhé*
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Vide
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Tt07-610 [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Tt09-410

Bài gửiTiêu đề: Re: [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3

[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Ttt01110 [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Tt03-310
Nick 4rum: Shiki Hoshiiea
Tham dự Cuộc thi tìm hiểu kì số: 3
Bài dự thi của tớ:


Kendo (Nhật: 剣道 (劍道) (Kiếm đạo)/ けんどう Kendo, Ken có nghĩa là kiếm, Do có nghĩa là đạo; Kendo -Kiếm đạo hay Đạo dùng kiếm.), là một môn võ thuật đánh kiếm hiện đại của Nhật Bản, phát triển từ các kỹ thuật truyền thống của kiếm sĩ Nhật như kenjutsu. Từ năm 1975, mục đích của Kendo được phát triển bởi Liên đoàn Kendo Nhật Bản để "chuẩn hóa các đặc điểm con người thông qua việc ứng dụng các nguyên tắc của Katana (Kiếm cầm tay tiêu chuẩn của Nhật Bản)" Tuy nhiên, Kendo kết hợp các giá trị võ thuật với các yếu tố thể thao, có người luyện tập ưa thích phần võ thuật cũng có người chuộng phần thể thao.


Khi nhìn lại lịch sử của Kendo, có nhiều mốc quan trọng mà chúng ta không thể bỏ qua.
Điểm đầu tiên là sự hình thành của kiếm Nhật. Kiếm Nhật có hình dạng như ngày nay được xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ thứ 11 (Giữa thời kỳ Heian (794-1185), nó có lưỡi sắc bén với sống hơi cong lên (được gọi là Shinogi). Nguyên bản của nó có lẽ được mô phỏng từ vũ khí của những người kỵ binh trong cuộc chiến tranh ở phía bắc Nhật Bản trong suốt thế kỷ thứ 9. Kể từ đó, kiếm Nhật được sử dụng rộng rãi và kỹ thuật rèn kiếm cũng được phát triển một cách nhanh chóng trong suốt giai đoạn đầu của thời đại các Samurai (Cuối thời kỳ Kamakura ở thế kỷ thứ 13).
Sau khi cuộc chiến tranh Onin xảy ra vào nửa cuối thời kỳ Muromachi (1392-1573), nước Nhật đã rơi vào tình trạng hỗn loạn suốt hơn 100 năm. Trong suốt giai đoạn này, rất nhiều võ đường dạy Kenjutsu đã được thành lập. Vào năm 1543, súng trường đã được mang vào Tanegashima (một hòn đảo nằm ở phía cực nam của Nhật Bản). Kiếm Nhật lúc đó vẫn được rèn theo phương pháp đúc Tatarafuki với bột sắt chất lượng cao thu được trên những bãi bồi ven sông. Tuy nhiên không lâu sau đó, một số lượng súng lớn cũng được sản xuất ra thành công nhờ sử dụng loại bột sắt này với cùng phương pháp đúc. Với kết quả này, những cuộc chiến với giáp trụ nặng dù chiếm ưu thế trước đó nhưng nay đã nhanh chóng chuyển sang những cuộc đối đầu tay đôi nhẹ hơn. Từ những kinh nghiệm chiến đấu thực tế như vậy đã dẫn đến sự phát triển và chuyên môn hoá cho việc rèn kiếm cũng như những kỹ thuật rèn kiếm bằng tay một cách tinh xảo và những kỹ thuật này vẫn được lưu truyền cho đến ngày nay thông qua các võ đường, các lò khác nhau, chẳng hạn như phái Shikage-ryu và phái Itto-ryu.
Nhật Bản bước vào giai đoạn tương đối thanh bình bắt đầu từ giai đoạn đầu của thời kỳ Edo (1603-1867). Trong suốt giai đoạn này, kiếm thuật đã được chuyển biến từ những kỹ thuật giết người sang việc phát triển hoàn thiện con người thông qua tư tưởng (đạo), ví dụ như Katsunin-ken không chỉ bao hàm những lý thuyết về những đường kiếm mạnh mẽ mà nó còn bao hàm những tư tưởng về đời sống kỷ luật của các Samurai. Những tư tưởng này đã được biên soạn công phu, tỉ mỉ trong những cuốn sách nói về nghệ thuật chiến đấu ở giai đoạn đầu của thời kỳ Edo. Ví dụ như: cuốn Heiho Kadensho của Yagyu Munenori; cuốn Fudochi Shinmyoroku của Priest Takuan và được giải thích lại rõ ràng trong cuốn sách của Yagyu Munenori là “Ken to Zen” (Kiếm pháp và Phật giáo); hay như cuốn “Gorin-no-sho” của Miyamoto Musashi. Ngoài ra còn có rất nhiều cuốn sách khác về những học thuyết kiếm đạo được phổ biến trong suốt giai đoạn giữa và nửa cuối của thời kỳ Edo. Rất nhiều trong số đó đã trở nên kinh điển và có ảnh hưởng lớn đến những người tập Kendo ngày nay
Những cuốn sách này được phổ biến nhằm truyền đạt đến các Samurai sống mà không quan tâm đến cái chết. Các Samurai đã hàng ngày nghiên cứu những cuốn sách và được truyền đạt những tư tưởng này, sống một cuộc sống khổ hạnh, trao dồi tu dưỡng tư tưởng và dâng hiến bản thân mình cho cái hay, cái đẹp của võ đạo, học để phân biệt giữa cái đẹp và cái xấu, học để trong trường hợp khẩn cấp sẵn sàng dâng hiến sinh mạng của mình cho gia tộc và chủ nhân của mình. Tinh thần Bushido (võ sỹ đạo) được hình thành trong suốt giai đoạn này và được phát triển trong suốt 246 năm thanh bình của thời kỳ Tokugawa. Thậm chí sau sự sụp đổ của chế độ phong kiến, tinh thần võ sỹ đậo đó vẫn tồn tại trong tư tưởng của người Nhật Bản.
Khi giai đoạn hoà bình vẫn được tiếp tục, trong khi Kenjutsu phát triển thêm nhiều kỹ thuật đẹp mắt mới được đúc kết từ những kỹ thuật chiến đấu thực tế, Naganuma Shirozaemon-Kunisato của phái Jiki-shinkage đã thành lập và phát triển ra một kỹ thuật đánh kiếm mới. Trong suốt thời kỳ Shotoku (1711-1715) Naganuma đã phát triển ra Kendo-gu (các phương tiện bảo vệ) và sáng lập ra phương pháp huấn luyện sử dụng Shinai (kiếm tre). Đây chính là tiền thân của Kendo ngày nay. Sau đó, trong suốt thời kỳ Horeki (1751-1764), Nakanishi Chuzo-kotake của phái Itto bắt đầu phương pháp huấn luyện sử dụng Men bằng sắt (Men-mũ bảo vệ đầu) và Kendo-gu được làm bằng tre, phương pháp này đã nhanh chóng trở nên thông dụng trong các võ đường chỉ sau một thời gian ngắn. Trong thời kỳ Kansei (1789-1801), các cuộc thi đấu giữa các võ đường đã trở nên phổ biến và các Samurai thường đi ra các vùng bên ngoài để tìm kiếm những đối thủ mạnh hơn nhằm hoàn thiện kỹ năng của mình.
Trong nửa cuối của thời kỳ Edo (bắt đầu từ thế kỷ thứ 19), nhiều loại dụng cụ tập luyện mới đã được sáng tạo ra ví dụ như Yotsuwari Shinai (Kiếm tre được ghép lại từ bốn thanh tre). Cây Shinai mới này có độ co dãn tốt hơn, bền hơn và nó đã được dùng thay thế cho Fukuro Shinai (kiếm tre theo đúng nghĩa đen và có bao kiếm bên ngoài). Đồng thời, Do (Giáp che cơ thể) đã được gia cố thêm bằng da và được quét sơn bên ngoài. Trong thời kỳ này có 3 Dojo (võ đường) lớn được biết đến như là “3 võ đường lớn của thời kỳ Edo - Three Great Dojos of Edo”, đó là Genbukan được dẫn dắt bởi Chiba Shusaku, Renpeikan được dẫn dắt bởi Saito Yakuro và Shigakkan được dẫn dắt bởi Momoi Shunzo. Chiba cố gắng hệ thống hoá các kỹ thuật tập luyện (Waza) của kiếm tre từ 68 kỹ thuật của Kenjutsu, những điểm được cho là nổi bật nhất. Những kỹ thuật này như là Oikomi-men và Suriage-men và rất nhiều các kỹ thuật khác được đặt tên bởi Chiba vẫn đang được sử dụng cho đến ngày nay.
Sau cuộc cách mạng Meiji năm 1868, tầng lớp Samurai đã bị xoá bỏ và việc đeo kiếm đã bị cấm. Với kết quả này, rất nhiều các Samurai đã bị không có việc làm và Kenjutsu đã suy tàn một cách nhanh chóng. Sau đó, cuộc xung đột Seinan bắt đầu vào năm thứ 10 của thời kỳ Meiji (1877), đó là sự kháng cự của các Samurai chống lại Chính phủ nhưng đã không thành công, tuy nhiên nó được xem như đã mang lại sự phục hồi của Kenjutsu ngay chính trong lòng lực lượng cảnh sát thủ đô Tokyo. Vào năm thứ 28 của thời kỳ Meiji [1829], tổ chức Dai-Nippon Butoku-Kai được thành lập với tư cách là một tổ chức quốc gia để đẩy mạnh sự phục hồi của Bujutsu trong đó có cả Kenjutsu. Trong khoảng thời gian 1899, Bushido, được coi như là những tài liệu về các suy nghĩ và triết lý của các Samurai, đã được phổ biến và dịch sang tiếng Anh. Nó đã có sức thuyết phục và ảnh hưởng trên toàn thế giới.
Trong năm đầu tiên của thời kỳ Taisho [1912], tổ chức Dai-Nippon Teikoku Kendo Kata (sau đó được đổi tên thành Nippon Kendo Kata) được thành lập và sử dụng từ Kendo. Sự thành lập của Kendo Kata đã đem lại sự thống nhất rất nhiều võ đường, nhằm mang lại tồn tại và phát triển các kỹ thuật và tinh thần của kiếm đạo Nhật Bản, đồng thời để đưa ra những biện pháp sửa những lỗi sai do sử dụng tập luyện kiếm tre và chuẩn hoá những điểm đánh không đúng. Nó cũng nhấn mạnh rằng kiếm tre được thay thế cho kiếm thật trong tập luyện và cũng phải được đối xử như kiếm thật.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Kendo đã bị tạm dừng dưới sự chiếm đóng của quân đồng minh. Trong năm 1952, khi Liên đoàn Kendo Nhật Bản(All Japan Kendo Federation) được thành lập, Kendo mới sống lại và tiếp tục phát triển. Kendo ngày nay đóng vai trò quan trọng trong sự giáo dục ở trường học và rất nhiều người già, trẻ, gái, trai đều yêu thích, có hàng triệu người ở mọi lứa tuổi đang tham gia tập luyện Kendo đều đặn . Ngoài ra, Kendo cũng đang được yêu thích trên toàn thế giới, có ngày càng nhiều người tập Kendo tại các nước. Liên đoàn Kendo quốc tế (The International Kendo Federation – FIK) được thành lập vào năm 1970 và giải Vô địch Kendo Thế giới được tổ chức 3 năm một lần và lần đầu tiên tại Nippon Budokan trong cùng năm đó. Vào tháng7 năm 2003, giải Vô địch Kendo Thế giới lần thứ 12 được tổ chức tại Glasgow, Scotland. Những người tập Kendo đến từ 41 quốc gia và các vùng lãnh thổ khác nhau
(Bài viết được tham khảo từ bài History of Kendo trên trang web của Liên đoàn Kendo Nhật Bản)


Một số hình ảnh về Kendo:
Luyện tập Kendo
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 250px-Kendo
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 250px-FENCING_AT_AN_AGRICULTURAL_SCHOOL
Tài Sản của Shiki Hoshiiwa
Have a good day :)
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Tt07-610 [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Tt09-410


Fri Mar 30, 2012 9:29 pm
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Ttt01110 [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Tt03-310
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_06
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_01[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_02_news[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_03
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_04_newMiu Miu[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_06_news
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_07[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_08_news[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_09
Miu Miu~*Super Moderator*~
~*Super Moderator*~
Chinese zodiac : Dragon
Join date Join date : 01/04/2011
Age Age : 24
Hobbies Hobbies : ^^!
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Vide
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Tt07-610 [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Tt09-410

Bài gửiTiêu đề: Re: [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3

[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Ttt01110 [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Tt03-310
Chính thức close cuộc thi tìm hiểu kì 3.
Chị Misaki chấm bài rồi pm em nhé, điểm sẽ được công bố sau 15 phút nữa ^^
Tài Sản của Miu Miu
Tài sản
Tài sản Tài sản: [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Th_1261365946[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Th_1261365289[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Th_1261134949 [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Th_valentine-43[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Th_valentine-28[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Th_valentine-16 [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Valentine-41 [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 3992b34e24e22_flip

Have a good day :)
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Tt07-610 [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Tt09-410


Fri Mar 30, 2012 9:41 pm
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Ttt01110 [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Tt03-310
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_06
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_01[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_02_news[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_03
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_04_newMiu Miu[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_06_news
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_07[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_08_news[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_09
Miu Miu~*Super Moderator*~
~*Super Moderator*~
Chinese zodiac : Dragon
Join date Join date : 01/04/2011
Age Age : 24
Hobbies Hobbies : ^^!
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Vide
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Tt07-610 [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Tt09-410

Bài gửiTiêu đề: Re: [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3

[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Ttt01110 [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Tt03-310
Sau đây là kết quả chấm điểm chính thức của Miu Miu và của chị Misaki_chan

Bảng chấm điểm của Miu Miu:

yumitruc: 10/10
samiko:7.5/10
Shiki Hoshiiwa: 9/10

Bảng chấm điểm của Misaki_chan:
yumitruc: 9/10
samiko:7/10
Shiki Hoshiiwa: 8/10

Dựa vào 2 kết quả trên, ta có thể biết được ai thắng cuộc rồi nhỉ ^^
Và giải thưởng được trao sẽ là:

yumitruc: 200 xu+1 chibi kì 3
Shiki Hoshiiwa: 150 xu+1 chibi kì 3
samiko: 100 xu + chibi kì 3
Tài Sản của Miu Miu
Tài sản
Tài sản Tài sản: [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Th_1261365946[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Th_1261365289[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Th_1261134949 [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Th_valentine-43[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Th_valentine-28[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Th_valentine-16 [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Valentine-41 [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 3992b34e24e22_flip

Have a good day :)
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Tt07-610 [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Tt09-410


[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Ttt01110 [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Tt03-310
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_06
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_01[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_02_news[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_03
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_04_new[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_06_news
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_07[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_08_news[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Bgavatar_09
Sponsored content
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Vide
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Tt07-610 [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Tt09-410

Bài gửiTiêu đề: Re: [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3

[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Ttt01110 [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Tt03-310
Tài Sản của Sponsored content
Have a good day :)
[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Tt07-610 [Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3 Tt09-410


[Contest]Cuộc thi tìm hiểu_Kì 3

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
♥ShinRan FC♥ :: •°o.O Cổng thành phố O.o°• :: ๑۩۞۩๑ Đại sảnh ๑۩۞۩๑ :: Sảnh tiếp tân :: Phòng đại hội-
Forum ShinRan FC - Where love is forever
Style by Loitraitim
Vbb-ripped by HQTH Team & FM-ripped by Việt K
Powered by phpbb2 ® Version 2.0
Copyright ©2011 - 2012, Forumotion Ltd.
Vui lòng không xóa dòng này khi sử dụng skin.
ShinRan FC được phát triển bởi các thành viên
BQT không chịu trách nhiệm về nội dung bài viết.
Mọi chi tiết xin liên hệ với Admin .:.Rosalie.:.
Yahoo mail: shinran4rum@yahoo.com
Hoặc truy cập vào facebook: https://www.facebook.com/groups/423564340988585/